Ketqua8

"Đa số bệnh nhân ung thư phổi hiện nay được chẩn đoán ở giai đoạn muộn nên tỷ lệ tử vong cao, dẫn đầ dramacool

【dramacool】Ung thư phổi phát triệu chứng là đã muộn

"Đa số bệnh nhân ung thư phổi hiện nay được chẩn đoán ở giai đoạn muộn nên tỷ lệ tử vong cao,ưphổipháttriệuchứnglàđãmuộdramacool dẫn đầu trong các loại ung thư", TS.BS Nguyễn Hoàng Bình, Trưởng Khoa Ngoại Lồng ngực, Bệnh viện Chợ Rẫy, nói tại Hội nghị khoa học Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, ngày 21/10.

Thống kê của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (Globocan) năm 2020, ung thư phổi đứng thứ hai về số ca mắc mới trên toàn cầu trong cả hai giới, sau ung thư vú. Số ca tử vong do ung thư phổi dẫn đầu với gần 1,8 triệu người chết mỗi năm. Tại Việt Nam, ung thư phổi tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ hai sau ung thư gan.

Theo bác sĩ Bình, điều trị ung thư ngày nay có nhiều bước tiến. Đặc biệt, phẫu thuật phát triển từ mổ hở ngực cắt phổi đến phẫu thuật nội soi, robot, giúp người bệnh trải qua cuộc mổ nhẹ nhàng hơn, vừa giải quyết khối u ung thư vừa bảo đảm chức năng phổi, giảm biến chứng đau sau phẫu thuật. Kết quả phẫu thuật giai đoạn sớm ngày càng tốt, giúp giảm tỷ lệ tử vong, thời gian sống trên 5 năm tăng dần.

Bên cạnh đó, khoa học ngày càng phát triển nhiều loại thuốc mới hiệu quả cao. Tùy vào giai đoạn bệnh, tình trạng của từng bệnh nhân, bác sĩ chọn biện pháp điều trị phù hợp như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị đích, liệu pháp miễn dịch, điều trị giảm nhẹ...

Hiện, Việt Nam xét nghiệm giải trình tự gene thế hệ mới giúp tìm ra những đột biến gene của từng người. Từ đó, bác sĩ chọn lựa những thuốc thích hợp cho mỗi loại đột biến gene, giúp cá thể hóa điều trị, hiệu quả cao.

Bác sĩ Trần Đình Thanh, Trưởng Khoa Ung bướu, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, cho biết tỷ lệ phát hiện sớm ung thư phổi còn thấp nhưng ngày càng cải thiện nhờ nhóm nguy cơ cao khám sức khỏe định kỳ, tầm soát. Phát hiện, điều trị bệnh ở giai đoạn đầu, khi khối u chưa phát triển và di căn, tỷ lệ khỏi bệnh rất lớn.

Bác sĩ khuyến cáo nên tầm soát ung thư phổi sớm ở người nguy cơ cao, gồm người trên 50 tuổi hút thuốc lá mỗi ngày một gói trên 20 năm, người trên 50 tuổi từng hút thuốc lá đã bỏ dưới 15 năm, người làm trong môi trường độc hại, công nhân hầm mỏ, có tiền sử bệnh lao cũ, bệnh phổi tắc nghẽn... Nhóm này được khuyến cáo chụp CT liều thấp mỗi 2 năm một lần. Nếu có tổn thương nghi ngờ trên CT, tùy từng trường hợp mà bác sĩ khuyến cáo và hẹn tái khám.

Người bình thường nên khám sức khỏe định kỳ hàng năm, kiểm tra phim phổi thường, đến bác sĩ đúng chuyên khoa khi có dấu hiệu bất thường. Bệnh nhân tuân thủ điều trị, không nghe theo các phương pháp dân gian truyền miệng, bỏ lỡ thời gian điều trị sớm, dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Khi có triệu chứng ho kéo dài trên một tuần, ho đàm, ho ra máu..., cần đến bệnh viện để tầm soát các bệnh lý về phổi. Ở giai đoạn đầu, ung thư phổi thường không xuất hiện triệu chứng gì. Khi có biểu hiện lâm sàng, ho đau ngực là bệnh đã tiến triển.

"Các triệu chứng giống bệnh hô hấp, rất dễ nhầm lẫn, nhiều người tưởng là ho cảm cúm, đến khi đi khám thì bệnh đã ở giai đoạn muộn", bác sĩ Thanh nói.

Phòng ngừa ung thư phổi bằng cách không hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc, tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn giàu rau xanh và hoa quả, tránh tiếp xúc với phóng xạ và kim loại nặng. Công nhân làm việc trong môi trường độc hại như hóa chất hay các quặng mỏ phải áp dụng những biện pháp bảo hộ lao động hiệu quả, tránh hoặc giảm tối thiểu việc tiếp xúc với những yếu tố độc hại gây ung thư.

Lê Phương

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap